Trải qua gần 30 năm của sự nghiệp đổi mới, với nhiều thành tựu nghiên cứu về cống hiến của Bác Hồ về giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Với tinh thần nêu cao tư tưởng và đóng góp quý báu của Bác, cả về mặt lý luận và thực tiển cho sự ra đời Tổng Công hội đỏ trước đây và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay, phân tích một số quan điểm chủ yếu của Người về xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề trong tình hình hiện nay.
Theo tư tưởng của Bác, xây dựng về mặt tổ chức, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với Công đoàn. Một ly xa rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn sẽ mất phương hướng hoạt động. Công đoàn cần triển khai đường lối lãnh đạo của Đảng một cách sáng tạo, phù hợp với đặc thù tổ chức công đoàn. Mặc khác, hoạt động của Công đoàn phải trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Điều này liên quan chặt chẽ tới chức năng và nhiệm vụ của công đoàn. Có hai nội dung lớn cần quan tâm:
Một là, Công đoàn phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, viên chức, lao động. Đó là những vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch sử bản chất và truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân, giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Công đoàn phải là một tổ chức có bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống, mọi bước ngoặc, mọi giai đoạn của cách mạng. Duới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn biết giáo dục, động viên CNVCLĐ đoàn kết tập hợp mọi lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ trong từng bước đường đi lên của cách mạng Việt Nam.
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền chính trị dân quyền, tức là đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Theo Người, mỗi CNVCLĐ là chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống, Công đoàn phải giáo dục cho họ biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình dám nói, dám làm. Muốn vậy, phải có năng lực làm chủ, làm chủ thật sự, chứ không phải là thứ dân chủ hình thức trừu tượng. Người luôn xem xét và giải quyết từ địa vị người làm chủ và quyền làm chủ của CNVCLĐ. Dân chủ, sáng kiến, hăng hái là ba điều quan hệ mật thiết với nhau. Có dân chủ mới làm cho công nhân, viên chức, lao động đề ra sáng kiến, dám phê bình người lãnh đạo. Như thế là đạt tới một trình độ dân chủ hoá cao, phản ánh mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Về mặt tư tưởng, Bác Hồ quan tâm tới việc xây dựng bản lĩnh và tính triệt để cách mạng, tư tưởng cách mạng tiến công, luôn đề phòng và khắc phục những tư tưởng lệch lạc “tả” khuynh, hữu khuynh, chống cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, tư tưởng tự mãn, chủ quan. Sinh thời, Bác Hồ lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “cốt”. Hiện nay nội dung hàng đầu của công tác tư tưởng là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng nhân đạo trong xã hội, trong đội ngũ CNVCLĐ. Công đoàn cần phải thấu suốt tư tưởng của Bác về học tâp không mệt mỏi cải tiến, đổi mới để có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, ý thức làm chủ, chống chủ nghĩa cá nhân, thói quan liêu, tham ô, lãng phí.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang tập trung thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng là: “đối với giai cấp công nhân, coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện trí thức hoá công nhân, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới”.
Hai là, phải chú trọng quan điểm lợi ích riêng đi đôi với lợi ích chung, theo đúng tư tưởng Bác Hồ và quan điểm của Đảng. Tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo cách mạng, là trường học của xã hội chủ nghĩa và trường học quản lý đối với giai cấp công nhân. Là chỗ dựa tin cậy của CNVCLĐ, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội nước ta. Tiếng nói của Công đoàn là đại diện cho tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động, với ý nghĩa đó, một sự lơi lỏng về tổ chức, kỹ luật đoàn kết, về ý thức trách nhiệm là giảm bớt sức mạnh của Công đoàn, làm thui chột một lực lượng đông đảo cách mạng.
Công đoàn là tổ chức của toàn thể những người lao động nên phải tìm kiếm những hình thức thích hợp của phong trào công nhân cả về cơ cấu tổ chức và mạng lưới Công đoàn. Cách thức tổ chức này đã đựơc Bác điều chỉnh từ năm 1941 khi thành lập Công nhân cứu hộ Quốc hội, ngày nay, cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam cũng từng bước hình thành hệ thống tổ chức rộng lớn từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức công đoàn đang phát triển cả ở các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, hình thức và nội dung hoạt động ngày càng phong phú và thiết thực.
Sức mạnh cuả tổ chức Công đoàn còn ở chỗ xây dựng đội ngũ những người lao động thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, điều mà lúc sinh thời Bác Hồ luôn xác định là gốc, là nền tảng của người cách mạng, liên quan tới thành bại của cách mạng, đó là sự gắn bó mật thiết với quần chúng, thái độ tự phê bình và phê bình nghiêm túc, kiên quyết đấu tranh phê bình người làm sai. Bác dạy: dù ai làm sai cũng phải thẳng thắng phê bình và phê bình giúp đỡ nhau sữa chưa được tốt, phải kiên quyết đấu tranh trong nội bộ công nhân, viên chức, lao động để gạt những thói hư tật xấu. Người chỉ rõ, lập bản kiểm tra trong công nhân là đúng, nhưng bản kiểm tra cũng phải dựa vào quần chúng mà tiến hành công tác, giai cấp công nhân có quyền bầu ra cũng có quyền bãi miễn họ, nếu họ không chịu sửa chữa khuyết điểm .
Thấm sâu vào quá trình xây dựng tổ chức và đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn, cần quán triệt tư tưởng thi đua yêu nước của Bác Hồ: “thi đua là yêu nước” mà “yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Về xây dựng đội ngủ cán bộ công đoàn. Cán bộ Công đoàn cũng như cán bộ Đảng, Nhà nước đều là “cái dây chuyền của bộ máy” là “tiền vốn của Đoàn thể” là “cái gốc của mọi công việc” liên quan tới thành bại của công việc Người xác định vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, quyết định mọi việc. Với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cán bộ phải bảo đảm được chức năng của Công đoàn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
Cán bộ Công đoàn là người đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt thực tiễn là lý luận, thấm nhuần cả tính đảng và tính khoa học. Đó là những cán bộ có bản lĩnh gương mẫu, có khả năng tập hợp, cổ vũ quần chúng, có trình độ lý luận, có khả năng bao quát, có tầm nhìn xa rộng, đáp ứng được tình hình cụ thể của cách mạng .
Vì vậy, tiêu chí của cán bộ Công đoàn là phải biết tổ chức, giáo dục, lãnh đạo công nhân đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, cán bộ Công đoàn phải tuỳ khả năng mà cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của công nhân. Quan điểm chung là đánh giá, lựa chọn, bố trí đặt người thích đáng, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh về quyền lợi của quần chúng lao động. Bác có cách nhìn nhận, phát hiện, lựa chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý ham làm việc, không tránh việc khó, ăn nói ngay thẳng dám chịu trách nhiệm. Gắn với công tác cán bộ là vấn đề giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học vấn, gắn lý luận với thực tiễn cho cán bộ Công đoàn.v.v…
Tư tưởng của Bác Hồ về Công đoàn Việt Nam từ những ngày sơ khai cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong lý luận và thực tiễn của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Nhất là trong lúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì đòi hỏi Cán bộ Công đoàn các cấp và toàn thể CNVCLĐ tỉnh nhà phải luôn ra sức học tập tư tưởng của Người để tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân góp phần xây dựng quê hương Quảng Nam giàu mạnh./.